Cách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Viêm phổi sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Cụ thể là:

  • Vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước đẻ: 33% trẻ bị viêm phổi.
  • Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước đẻ: 51,7% trẻ bị viêm phổi.
  • Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên: 90% trẻ bị viêm phổi.
  • Trong khi đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng vì trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.
Cách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh hay nhất


Triệu chứng toàn thân:


  • Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng…
  • Suy hô hấp: Trẻ khó thở, rút lõm lồng ngừng, có thể tím tái, có cơn ngừng thở.
  • Nghe phổi có thể có ran ẩm nhỏ hạt.
  • Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính trong máu tăng cao, trường hợp nặng có thể giảm hơn bình thường do trẻ không còn khả năng đề kháng.
  • Chụp phổi có thể thấy các đám mờ rải rác ở 2 thể phế trường.

Cách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Để điều trị chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều tri dứt điểm.

Tuy nhiên, nếu “thủ phạm” gây nên chứng bệnh này lại là một loại vi rút thì việc sử dụng kháng sinh trong thời điểm này hoàn toàn là vô tác dụng.

Thông thường, sau khoảng từ 7 – 10 ngày điều trị, bé sẽ có những chuyển biến tích cực về mặt sức khoẻ.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các bậc cha mẹ cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau để giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình hình.

– Cho trẻ uống đủ lượng nước: Lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là khoảng từ 8 – 10 cốc nước. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.
– Dùng máy duy trì độ ẩm: Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết, điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh, trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.
– Dùng nước muối loãng để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Bạn cũng có thể mua sẵn dung dịch này tại các hiệu thuốc hay tự pha, đơn giản chỉ cần nhỏ từ 1 – 2 giọt vào trong mũi sẽ giúp bé dễ chịu ngay.
– Nên dành thời gian cho bé nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi hơn.

Lưu ý các bậc cha mẹ:

– Để phòng ngừa chứng viêm phế quản cho trẻ nhỏ, bạn cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
– Giữ vệ sinh môi trường sống. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
– Không để cho trẻ chung sống với môi trường có khói thuốc lá.
– Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
– Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.
– Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.
More aboutCách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng sốt kéo dài vài ngày hay ho kéo dài từ 2 – 3 tuần, có thể đã bị viêm phế quản.Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm đục, màu vàng hay xanh. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
Viêm phế quản còn do hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá hay trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Viêm phế quản gặp nhiều ở trẻ bú mẹ và có nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác.

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa...

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Dâu

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.

Mạch môn

Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.

 Cát cánh

Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.

Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.

Gừng

Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.

Tiền hồ

Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.

Cam thảo

Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

Tía tô

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.
More aboutCách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Cách điều trị sốt cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc cách điều trị sốt cho trẻ hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này

Triệu chứng khi trẻ bị sốt:

Khi một đứa trẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện:

– Cảm thấy mệt mỏi

– Trông nhợt nhạt

– Bé trở nên biếng ăn

– Cáu kỉnh

– Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân

– Cảm thấy không khỏe

Sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

– Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt

– Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy

– Da bé hơi xanh tái

– Bàn tay và bàn chân lạnh

– Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục

– Khó thở hoặc thở dồn dập

– Xuất hiện buồn nôn, ói mửa

– Có thế xuất hiện phát ban

Cách điều trị sốt cho trẻ hay nhất

Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em

Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

Cách điều trị sốt cho trẻ hay nhất

Nghệ

Trong nghệ chứa hợp chất curcumin - chống virút, kháng khuẩn cực hiệu quả. Đó là lí do mẹ nên tận dụng nghệ, gia vị trong nhà bếp này để chữa cảm sốt cho con. Cách làm như sau: mẹ trộn 1/2 muỗng bột nghệ + 1/2 muỗng bột tiêu đen và 200ml sữa nóng. Cho trẻ uống 2 lần/ngày (phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ 10 tuổi trở lên).

Hạ sốt với dưa chuột

Với trẻ sốt trong thời kỳ mọc răng từ 6 tháng trở đi, dưa chuột chính là giải pháp giảm đau sốt hiệu quả nhất. Cách làm rất đơn giản, mẹ chọn dưa chuột non (không hạt là tốt nhất), sau đó lấy một nửa quả, cắt gọt thành hình ti giả (phần đầu ti bỏ vỏ, gọt nhỏ bằng đầu ti giả, phần tay cầm để nguyên vỏ) và đưa cho bé gặm. Dưa chuột sẽ làm mát nhẹ phần lợi bị sưng, giúp bé mau hạ sốt nhanh chóng.

Uống rễ lá chua me đất

Phương pháp hạ nhiệt này cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho trẻ trên 6 tuổi. Mẹ chỉ cần lấy rễ lá me chua đất và rửa sạch, giã nát trộn cùng mật ong và cho bé uống. Mẹ không cần phải nấu, hấp mật ong cùng rễ lá me chua đất.

Chườm trán bằng lá na

Theo Đông y, quả na là một loại quả chữa bệnh tuyệt vời. Nếu ruột na có vị ngọt, chua, tính ấm, tác dụng tiêu đờm; hạt na thanh can, giải nhiệt, sát trùng thì lá na có tác dụng trong việc trị sốt rét lâu ngày, rất thích hợp trong việc điều trị cảm sốt ở trẻ.

Mẹ chỉ cần giã lá na, quấn vào một chiếc khăn xô và chườm trán cho bé nhiều lần tới khi bé hạ sốt thì thôi.

Hạ sốt với tỏi

Tỏi là gia vị có mùi vị khá “kén” người, vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với trẻ trên 10 tuổi mẹ nhé. Cách làm rất đơn giản, mẹ băm nhuyễn vài tép tỏi và cho vào ly nước nóng, khoảng 10 , phút thì lọc bỏ bã và cho bé uống. Tỏi sẽ đẩy lùi bệnh cảm cúm, kháng khuẩn, chữa viêm nhiễm.

Hành tây quấn cườm tay trái

Dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng. Cách làm như sau, mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

Uống nước cỏ nhọ nồi

Mẹ đem cỏ nhọ nồi đi ngâm và rửa sạch bùn đất, sau đó ngâm bằng nước muối cho sạch. Tiếp tục cho vào nồi đun sôi, để nguội, vớt ra giã nát và lọc lấy nước cho bé uống. Mỗi lần bé uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước, phần bã giã nát và cho vào khăn xô để chườm mát phần trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt.

Lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng hạ thân nhiệt, giúp trẻ mau giảm sốt trong thời gian nhanh nhất. Mẹ chỉ cần cho 5g lá bạc hà đã xay nhuyễn vào 200ml nước ấm + một chút mật ong. Cho con uống từ 3 - 4 lần để cơ thể nhanh phục hồi.

Dùng tất ướt

Mẹ chọn một chiếc tất nhỏ, dài, sau đó nhúng vào nước ấm, vắt khô và quấn vào cổ chân, bàn chân bé. Khi thấy tất ướt lạnh, mẹ lại lặp lại quy trình và làm liên tục tới khi cơ thể bé hạ nhiệt thì dừng lại.

Ban đầu, bé có thể hơi khó chịu, nhưng cảm giác mát lạnh bàn chân và cơ thể dễ chịu hơn sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu và đánh bay cơn sốt.

Đắp lá diếp cá, lá bỏng, hoặc ngải cứu

Đây đều là các vị thuốc trong Đông y có tác dụng giải cảm, giúp lưu thông máu. Mẹ chỉ cần giã nhỏ một trong các loại lá đó và đắp lên trán trẻ, dùng miếng vải bọc lại. Để khoảng nửa tiếng bỏ ra, lấy nước ấm lau sạch trán. Cách làm này giúp trẻ nhanh hạ nhiệt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Áp dụng được cho trẻ sơ sinh.
More aboutCách điều trị sốt cho trẻ hay nhất

Cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần phải biết cách xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi.

Cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Nghẹt mũi có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục cho bé kể trên không có tác dụng, bạn cần cho con đi khám và chữa trị. Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì vừa mất vệ sinh vừa dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Cách nhận biết trẻ bị nghẹt mũi

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ;… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

Cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Cho trẻ uống nhiều nước: 

Chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp…

Uống nước chanh hòa mật ong

LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi nha
Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

Kê gối cao khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con kg bị mỏi cổ.

Chườm nước nóng lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Hơi tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

More aboutCách điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hay nhất

Cách điều trị viêm họng cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc cách điều trị viêm họng cho trẻ hay nhất là gì? bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân gây ra viêm họng

Viêm họng gây ra đau rát ở cổ họng có thể được gây ra bởi vi-rút cảm lạnh hoặc cúm. Bệnh sởi, thủy đậu và bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Trong thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm vọng là do bị nhiễm vi-rút.

Thủ phạm phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng điều này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững mới biết đi. Một trong những loại vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà.

Khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, phấn hoa từ giống cúc vàng hoặc không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuống họng của bé và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô.

Cách điều trị viêm họng cho trẻ hay nhất

Các dấu hiệu triệu chứng viêm, nhiễm trùng

Nếu con bạn đau họng (đau rát cổ họng) nghiêm trọng hoặc đau họng kéo dài hơn 3 ngày mà không có các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, hãy đưa con gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đi bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng sau:

– Đau cổ họng kéo dài

– Khó khăn trong việc nuốt, thở

– Ớn lạnh và Sốt trên 101 độ F

– Sưng các hạch bạch huyết dưới hàm hoặc sau tai.

– Phát ban đỏ khắp cơ thể

– Đỏ và sưng tấy bên trong cổ họng

– Nhức đầu, buồn nôn

Cách điều trị viêm họng cho trẻ hay nhất

Khi thấy trẻ bị viêm họng có ho, sốt, bạn đừng vội lo lắng, hãy dùng một số biện pháp đơn giản dưới đây để chữa viêm họng cho trẻ

- Cải cúc: với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến. Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống. Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

- Rau diếp cá: còn gọi là giấp cá, ngoài các tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho viêm họng rất hiệu quả cho bé. Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, bạn có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

-Trên đây là các bài thuốc dân gian, nguyên liệu dễ kiếm mà cách chế biến cũng đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các loại lá chữa ho thường chỉ có công dụng khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn còn “thường trú” vùng họng. Những trường hợp viêm họng, ho dài ngày thì nên đi cho trẻ khám bệnh để dùng thuốc phù hợp.

- Lá hẹ: Hẹ là một vị thuốc dân gian. Lá hẹ có tác dụng trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Để chữa viêm họng bằng lá hẹ cho con, hãy choảng khoảng một nắm nhỏ lá hẹ và một lượng đường phèn vừa đủ và sau đó lấy 1 chút đường phèm vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống ngày 2 lần và mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê.

- Tỏi, mật ong: Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

- Lá xương sông: Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ. Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) cho ra tinh dầu rồi đem nhúng vào giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu quả trong ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm). Dùng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…

- Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé. Phụ huynh có thể dùng lá húng chanh tươi 20g (rửa sạch, thái nhỏ) và dùng đường phèn khoảng 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thuỷ, chắt lấy nước và cho con uống từ từ. Nếu con lớn, bạn có thể bảo con ngậm bã trong miệng rồi mút lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3 - 5 ngày con sẽ đỡ hẳn viêm họng và ho.  

- Tía tô: Các công dụng của tía tô thường được biết đến là: trị cảm lạnh, nôn mửa, cảm sốt, sốt rét, nhức đầu, lợi tiểu, ra mồ hôi, bụng trướng, táo bón, dị ứng, trúng độc, đau khớp xương...Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, trị ho viêm họng rất tốt cho trẻ.
More aboutCách điều trị viêm họng cho trẻ hay nhất

Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tìm hiểu về hăm tã ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn dễ bị hăm tã

Bệnh hăm tã thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thường khi trẻ đã bị hăm mẹ mới quan tâm đến. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần chú ý đừng để khi bé bị rồi mới chữa, quan trọng là “phòng hơn chữa”.

Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân,nước tiểu, độ ẩm cao, sự cọ xát của tã giấy….

Những ảnh hưởng

Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không quan tâm chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé. Khi bị hăm tã nặng, bé bị đau rát kéo dài, bé hay khóc đêm. Mất ngủ, bé biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tới lúc này thì chuyện tưởng nhỏ sẽ thành chuyện lớn, nên không thể lơ là được.

Cách chống hăm tã

Vì làn da nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng nên biện pháp quan trọng nhất chính là tạo “lớp màng ngăn cách”, bảo vệ làn da bé. Mẹ có thể bôi thuốc chống hăm sau mỗi lần thay tã để tạo lớp màng bảo vệ này.

Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Thường xuyên lau rửa cho bé

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng hăm tã tái phát ở trẻ là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.Thường xuyên rửa ráy cho bé bằng nước ấm pha với một ít thuốc tím là cách làm dịu dàng đối với làn da của bé. Những loại giấy ướt để vệ sinh cho bélà chưa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần  lau khô vùng mông của bé.

Kem chống hăm tã

Được các bác sĩ nhi khoa công nhận hiệu quả trong việc làm mềm da và điều trị hăm tã, các loại kem như Desitin, Drapolene, Biolane… là lựa chọn đầu tiên cho bạn. Sau khi làm sạch chỗ bé bị hăm, bạn bôi một lớp mỏng kem lên vùng da này trước khi mặc tã cho bé. Để có kết quả nhanh chóng, bạn nên để bé không mặc tã trong một vài giờ sau khi thoa kem.

Cho bé “nude” 

Vì tã bẩn là thủ phạm chính gây ra hăm tã ở trẻ nên cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là hạn chế mặc tã cho bébất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà.Bé sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Thêm vào đó, để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.

Dùng nước lá ổi

Bạn dùng nước ổi hay lá ổi rửa sạch, nấu lấy nước và dùng nước này để rửa vết hăm cho bé.

Túi trà hoa cúc

Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chữa lành vết thương vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy một số bà mẹ xem nó như một trong những biện pháp khắc phục chứng hăm tã cho con họ. Để điều trị hăm tã bằng hoa cúc, bạn có thể ngâm một miếng vải muslin trong trà hoa cúc, sau đó lấy ra, vắt hơi khô nước rồi đắp lên vùng da bị hăm của bé trong vài phút.
More aboutCách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Cách điều trị giun kim cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc cách điều trị giun kim cho trẻ hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Triệu chứng nhiễm giun kim ở trẻ em

Trên thực tế, nhiều người tuy bị nhiễm giun kim nhưng lại không có triệu chứng gì. Triệu chứng hay gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Do giun cái ra rìa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa, có khi gây sưng tấy quanh hậu môn. Bệnh nhân bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất là trẻ em; đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy, cũng có khi tiêu chảy. Trẻ em mắc bệnh thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm sau:

– Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.
– Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.
– Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.
– Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.
– Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.
– Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.
– Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…
Bệnh giun kim cần phân biệt với các bệnh khác như sau: ngứa quanh hậu môn do giun kim cần phân biệt với các loại ngứa do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn…

Cách điều trị giun kim cho trẻ hay nhất

Cách điều trị giun kim cho trẻ hay nhất

Cây sử quân tử

Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Khi trẻ bị giun đũa, mẹ hãy nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g. Đối với người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.

Đu đủ

Nhắc đến các bài thuốc trị giun hiệu quả cho trẻ nhỏ, các mẹ không thể bỏ quên đu đủ. Đu đủ là loại quả rất bổ dưỡng, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Với một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với sức khỏe của trẻ.
Trong điều trị giun kim, mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, đu đủ chứa các enzyme tự nhiên với thành phần chính là papain hỗ trợ tiêu hóa protein, hữu ích trị chứng ợ nóng, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, ngăn ngừa loét dạ dày, giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím… Mẹ giữ thói quen cho trẻ ăn đu đủ sau bữa ăn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả.

Bồ công anh

Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu. Tác dụng của bồ công anh là điều trị trì trệ, và rất hiệu quả khi kết hợp với bí đỏ để trục xuất giun sán đang bị say ra khỏi cơ thể.

Trẻ bị nhiễm giun sán rất nguy hiểm, các phụ huynh nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín, đồng thời thường xuyên tẩy giun để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Rau sam

Rau sam là món ngon không quá xa lạ nhưng lại là “vị thuốc trị giun” cực kỳ hiệu quả cho bé. Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần rửa sạch 50g rau sam tươi thêm một ít muối sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt) cho bé dễ uống trong khoảng 3 – 5 ngày liền.

Trâm bầu

Theo y học cổ truyền, cây trâm bầu được xem là bài thuốc chữa giun đũa. Trâm bầu có tác dụng tẩy giun đạt 70% so với dùng thuốc nhưng lại an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé. Mẹ có thể lấy một ít hạt trâm bầu nghiền mịn trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới. Mẹ nên cho bé ăn lúc còn nóng vào buổi sáng sớm khi đói. Cho bé mỗi ngày ăn 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.

Cà rốt

Tinh dầu của cà rốt có thể giúp tẩy giun cho trẻ em rất tốt. Hàng ngày, nếu mẹ cho con ăn sống, uống nước ép hay ăn chín cũng có thể giúp cho trẻ tránh nguy cơ mắc giun sán. Đối với người lớn, cà rốt được sử dụng trong các món ăn chay rất phù hợp, dùng 300g cà rốt xay nhuyễn, trộn đều với sữa chua sẽ giúp tẩy giun sán và làm sạch ruột. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.

Hạt cau khô

Để điều trị giun sán cho trẻ, mẹ có thể dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Mẹ hãy lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống.

Lá mơ lông

Nhắc đến các cách tẩy giun cho trẻ, các mẹ hãy thử dùng lá mơ lông xem sao. Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

 Tỏi

Tỏi cũng là một trong các bài thuốc dân gian giúp tẩy giun cho bé. Mẹ hãy lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.

Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

More aboutCách điều trị giun kim cho trẻ hay nhất