Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng sốt kéo dài vài ngày hay ho kéo dài từ 2 – 3 tuần, có thể đã bị viêm phế quản.Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm đục, màu vàng hay xanh. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
Viêm phế quản còn do hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá hay trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản

Viêm phế quản gặp nhiều ở trẻ bú mẹ và có nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác.

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa...

Cách điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hay nhất

Dâu

Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.

Mạch môn

Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.

 Cát cánh

Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.

Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.

Gừng

Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.

Tiền hồ

Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.

Cam thảo

Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.

Tía tô

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét