Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tìm hiểu về hăm tã ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn dễ bị hăm tã

Bệnh hăm tã thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thường khi trẻ đã bị hăm mẹ mới quan tâm đến. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần chú ý đừng để khi bé bị rồi mới chữa, quan trọng là “phòng hơn chữa”.

Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân,nước tiểu, độ ẩm cao, sự cọ xát của tã giấy….

Những ảnh hưởng

Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không quan tâm chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé. Khi bị hăm tã nặng, bé bị đau rát kéo dài, bé hay khóc đêm. Mất ngủ, bé biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tới lúc này thì chuyện tưởng nhỏ sẽ thành chuyện lớn, nên không thể lơ là được.

Cách chống hăm tã

Vì làn da nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng nên biện pháp quan trọng nhất chính là tạo “lớp màng ngăn cách”, bảo vệ làn da bé. Mẹ có thể bôi thuốc chống hăm sau mỗi lần thay tã để tạo lớp màng bảo vệ này.

Cách điều trị hăm cho trẻ hay nhất

Thường xuyên lau rửa cho bé

Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng hăm tã tái phát ở trẻ là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.Thường xuyên rửa ráy cho bé bằng nước ấm pha với một ít thuốc tím là cách làm dịu dàng đối với làn da của bé. Những loại giấy ướt để vệ sinh cho bélà chưa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần  lau khô vùng mông của bé.

Kem chống hăm tã

Được các bác sĩ nhi khoa công nhận hiệu quả trong việc làm mềm da và điều trị hăm tã, các loại kem như Desitin, Drapolene, Biolane… là lựa chọn đầu tiên cho bạn. Sau khi làm sạch chỗ bé bị hăm, bạn bôi một lớp mỏng kem lên vùng da này trước khi mặc tã cho bé. Để có kết quả nhanh chóng, bạn nên để bé không mặc tã trong một vài giờ sau khi thoa kem.

Cho bé “nude” 

Vì tã bẩn là thủ phạm chính gây ra hăm tã ở trẻ nên cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là hạn chế mặc tã cho bébất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà.Bé sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã. Thêm vào đó, để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.

Dùng nước lá ổi

Bạn dùng nước ổi hay lá ổi rửa sạch, nấu lấy nước và dùng nước này để rửa vết hăm cho bé.

Túi trà hoa cúc

Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chữa lành vết thương vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy một số bà mẹ xem nó như một trong những biện pháp khắc phục chứng hăm tã cho con họ. Để điều trị hăm tã bằng hoa cúc, bạn có thể ngâm một miếng vải muslin trong trà hoa cúc, sau đó lấy ra, vắt hơi khô nước rồi đắp lên vùng da bị hăm của bé trong vài phút.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét