Cách điều trị viêm xoang cho trẻ hay nhất

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc cách điều trị viêm xoang cho trẻ hay nhất là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh ở viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là sự tồn tại các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường những triệu chứng này tồn tại 5-7 ngày. Nếu kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến một tình trạng viêm xoang cấp đã xảy ra.
+ Sốt > 390C.
+ Thở hôi.
+ Ho nhiều về ban đêm.
+ Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh.
+ Nhức đầu.
+ Ðau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng.
+ Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.

Cách điều trị viêm xoang cho trẻ hay nhất

Viêm xoang mạn tính: Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
+ Sốt từng đợt, sốt không cao.
+ Ðau họng tái phát.
+ Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm.
+ Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng.
+ Sưng vùng mặt.
+ Chảy máu cam.
+ Nhức đầu.
+ Ù tai, viêm tai giữa.
+ Nghẹt mũi không ngửi được mùi.
Khám trẻ em bị viêm xoang, chúng ta thường thấy:
+ Mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa.
+ Niêm mạc mũi phù nề sung huyết.
+ Mủ nhầy chảy xuống thành sau họng.
+ Ấn đau ở điểm xoang tương ứng.

Cách điều trị viêm xoang cho trẻ hay nhất

Chanh đào hấp đường phèn

Chuẩn bị: 1 quả chanh đào, 15 gr đường phèn
Cách làm: chanh rửa sạch, thái lát mỏng, bỏ hạt rồi bỏ vào bát đem chưng cách thủy với đường phèn trong 15 phút rồi cho bé ăn mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục khoảng 10 -15 ngày bé sẽ đỡ ho, giảm nghẹt mũi khó chịu

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi tương đối lành tính và hầu như không gây kích ứng, có thể dùng để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Cách làm: lấy 1 nắm lá cỏ nhọ nồi rửa sạch rồi giã nhỏ, lọc lấy nước rồi dùng tăm bông thoa vào trong thành mũi bé, trước đó mẹ phải giúp bé xì sạch mũi. Thoa ngày 3 -4 lần trong khoảng vài ngày thì thấy bé đỡ nghẹt mũi.

Mật ong và tỏi

Lấy tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhỏ lấy nước, đem hòa với mật ong (lượng mật ong bằng hai lần lượng nước tỏi). Hàng ngày, mẹ rửa sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi lau khô, sau đó lấy tăm bông nhúng vào dung dịch trên, cho vào từng bên mũi của bé cho bé ngửi. Mỗi ngày làm từ 3 – 4 lần, trong khoảng 7 – 8 ngày.

Mộc nhĩ và đường phèn

Các bé thích ăn đồ ngọt chắc sẽ thích cách làm này. Mẹ lấy mộc nhĩ, ngâm nước một lát rồi cạo sạch, cắt nhỏ, cho vào bát cùng với một lượng đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút (có thể hấp trong nồi cơm), sau đó lấy ra, để nguội bớt rồi cho bé ăn. Mẹ cho bé ăn kiên trì khoảng 1 tháng bé sẽ đỡ.

Dùng gừng với củ hành

Mẹ cạo gừng, bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi giã cả hai loại thảo dược này, lấy nước, trộn đều với nhau, dùng nước đó nhỏ mũi cho bé, mỗi ngày khoảng 3 – 5 lần trong 2 tuần.

Nếu bé bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên, bé bị ho nhiều, mẹ có thể tham khảo cách sau để giúp bé đỡ ho: lấy củ gừng tươi rửa sạch, nướng trên bếp tới khi cháy sém, sau đó để nguội, lột vỏ rồi đem giã nhỏ cho ra nước, đổ thêm chút nước sôi vào chỗ gừng vừa giã (để nước gừng loãng bớt cho trẻ dễ uống), đợt một lát cho gừng tan vào nước rồi chắt bỏ bã gừng, hòa thêm chút mật ong rồi cho bé uống. Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống hai lần ban ngày, hai lần ban đêm. Nếu bé bị viêm họng, cảm lạnh,… mẹ có thể nầu cháo fwngf cho bé ăn sẽ chóng khỏi.

Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc là loại hoa mọc hoang dại, tuy nhiên lại chứa trong mình lượng tinh dầu cao, có tác dụng chống phù nề, chống viêm, dị ứng, tốt cho người bị bệnh viêm xoang

Để dùng hoa ngũ sắc chữa bệnh cho bé, trước tiên, mẹ lấy khoảng 10 bông hoa ngũ sắc tươi, rửa thật sạch cho hết các bụi bẩn bám xung quanh, để ráo nước. Sau đó đem giã nhỏ, ngâm với 10ml cồn 70 độ rồi lọc sạch, chắt lấy nước được dung dịch màu xanh.

Mỗi ngày, mẹ lấy bông (với trẻ nhỏ dùng tăm bông) nhúng vào dung dịch trên, cho vào lỗ mũi từng bên để trẻ ngửi khoảng 10 phút. Mẹ lưu ý khi lấy hoa về phải rửa thật sạch, đồng thời cần bảo quản dung dịch cẩn thận, tránh để bị bụi bẩn, vi khuẩn rơi vào, có thể khiến trẻ bị nặng thêm.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét